Trẻ sốt mọc răng khiến cha mẹ lo lắng khi bé quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không sâu. Aoluoi chia sẻ bí kíp chăm bé dịu dàng giúp giảm đau, hạ sốt an toàn, hỗ trợ răng mọc đều. Nội dung sẽ gồm những kiến thức thiết thực giúp mẹ tự tin vượt qua ngay ngay lần đầu.
Thời gian và tình trạng cần lo khi trẻ sốt mọc răng
Mọc răng là một “cột mốc” lớn trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên bé phải vượt qua giai đoạn này kèm với nhiều biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi và khó chịu. Sốt cũng là một triệu chứng khá phổ biến khiến nhiều cha mẹ bối rối không biết có nên lo lắng hay không.
Trung bình, mỗi đợt mọc răng có thể khiến trẻ sốt trong khoảng từ 2 đến 4 ngày. Giai đoạn này bắt đầu trước khi răng nhú ra và kết thúc khi đã trồi lên khỏi nướu. Nhiệt độ cơ thể của bé trong thời kỳ đặc biệt chỉ dao động nhẹ khoảng 37.5 – 38.5 độ C và sẽ tự giảm dần mà không cần dùng thuốc nếu bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường.
Tuy nhiên, nếu bé sốt kéo dài quá 4 ngày kèm theo dấu hiệu lạ như tiêu chảy, phát ban, nôn ói, bỏ bú hoàn toàn… thì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng hay mắc bệnh khác trùng với giai đoạn mọc răng. Lúc này, việc đưa trẻ đi khám là điều cần thiết.

Trẻ sốt mọc răng là thường nhẹ và kéo dài từ 2- 4 ngày
Nhận biết chính xác khi trẻ sốt mọc răng
Tìm hiểu kiến thức để chăm sóc trẻ nhỏ bạn sẽ thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến con bị sốt. Vậy đâu là dấu hiệu chính xác trẻ sốt mọc răng? Hãy tìm hiểu kiến thức sau đây để bình tĩnh xử lý:
Trẻ sốt mọc răng có thân nhiệt không cao
Sốt là tín hiệu đầu tiên mà nhiều bé gặp phải khi mọc răng và mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên nếu chỉ do nguyên nhân này thì thân nhiệt của con thường không quá cao và không gây nguy hiểm nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường. Như đã cung cấp thông tin ở trên thì trẻ sốt mọc răng chỉ khoảng 37.5 – 38.5 độ C.
Kèm theo với việc nhiệt độ tăng nhẹ thì bé có thể lười bú, uể oải hoặc ngủ nhiều hơn. Ngoài ra không kèm theo triệu chứng hô hấp hay tiêu hóa nghiêm trọng. Khi thấy trẻ sốt mọc răng bạn cần theo dõi nhiệt độ mỗi 4 giờ/lần để chủ động kiểm soát tình trạng của con.
Quấy khóc và dễ cáu gắt
Bé có thể bỗng dưng trở nên khó tính, dễ khóc hơn bình thường trong giai đoạn mọc răng. Cơn đau âm ỉ ở nướu khiến trẻ mất kiên nhẫn và hay cáu kỉnh. Bé có thể rên rỉ nhẹ, gắt ngủ hoặc khóc thành tiếng lớn. Trẻ không thích được chạm vào miệng hay cằm do vùng này đang nhạy cảm.
Phụ huynh có thể khó dỗ con khi đến giờ ngủ hoặc đang đói. Lúc này sự dịu dàng, kiên nhẫn của cha mẹ là “liều thuốc” tinh thần tốt nhất dành cho trẻ.

Trẻ thường quấy khóc và khó dỗ
Miệng bé chảy nước dãi nhiều
Một trong những phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể trẻ là tăng tiết nước bọt khi răng chuẩn bị nhú. Nước dãi có thể chảy liên tục trong vài tuần trước khi răng xuất hiện.
- Miệng bé lúc nào cũng ẩm ướt, thường xuyên dính nước miếng quanh môi, cằm.
- Bé hay mút tay, liếm môi, tạo điều kiện nước dãi tiết ra nhiều hơn.
- Da quanh miệng dễ bị đỏ hoặc hăm nếu không được lau khô và giữ vệ sinh đúng cách.
Bé thích gặm nhấm mọi thứ
Trẻ hay đưa tay, đồ chơi hoặc bất cứ vật gì gần mình lên miệng cắn và nhai liên tục. Hành động này không phải là biểu hiện của đói mà là do cảm giác ngứa ngáy và căng tức nướu. Gặm đồ giúp bé “giải tỏa” sự khó chịu ở lợi bằng áp lực ngược lại. Việc nhai còn giúp tăng tuần hoàn máu tại vùng lợi và hỗ trợ răng mọc dễ hơn.
Tuy nhiên nếu vật bé ngậm không sạch, nguy cơ nhiễm khuẩn miệng có thể xảy ra. Giải pháp an toàn là chuẩn bị vòng gặm nướu chuyên dụng, chất liệu an toàn, có thể làm lạnh trước khi cho bé sử dụng để tạo cảm giác dịu mát dễ chịu.
Hướng dẫn xử lý khi trẻ sốt mọc răng
Trẻ sốt mọc răng chỉ trong thời gian ngắn và chỉ khiến bé khó chịu đôi chút nếu không đi kèm những triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn nên áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:

Chú ý một số điều cần làm khi trẻ sốt do mọc răng
- Cho bé uống nhiều nước hơn để tránh mất nước do sốt.
- Sử dụng nước ấm để lau một số vùng trên cơ thể bé.
- Giữ không gian mát mẻ, thoáng đãng, tránh gió lùa hoặc nhiệt độ quá cao.
- Cho bé sử dụng trang phục thoải mái, thấm mồ hôi tốt để giảm nhiệt cơ thể.
- Kết hợp cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng, súp ấm, hạn chế đồ ăn lạnh hoặc cứng khiến nướu thêm đau.
- Hãy nghe tư vấn của bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc giảm đau hoặc gel vệ sinh nướu vì có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Lời kết
Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng có thể khiến cha mẹ hoang mang nếu không nắm rõ cách chăm sóc phù hợp. Hiểu được bé đang trải qua điều gì sẽ giúp bạn xử lý đúng cách vì thế hãy đọc kiến thức từ Aoluoi và luôn giữ cho bé sự thoải mái về cả thể chất và tinh thần.
Leave a Reply